8 Nguyên Tắc Vàng Cần Nhớ Khi Đàm Phán Mặt Bằng Thuê

Trong lĩnh vực kinh doanh, việc đàm phán mặt bằng là một phần quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên, quá trình đàm phán mặt bằng thường gặp phải nhiều thách thức, từ những điều khoản không công bằng cho đến những chủ nhà “khó sống”. Bài viết này sẽ chia sẻ 8 nguyên tắc vàng mà bạn cần ghi nhớ khi đàm phán mặt bằng khu vui chơi, giúp bạn tránh phải ký kết một “hợp đồng tệ” và đảm bảo điều kiện thuê thuận lợi, công bằng.

Từ việc hiểu rõ tính cách của chủ nhà, luôn giữ vị thế chủ động trong đàm phán đến thương lượng từng phần hợp đồng một cách khôn ngoan, mỗi nguyên tắc đều mang đến góc nhìn cụ thể để bạn tự tin đạt được thỏa thuận có lợi. Hãy áp dụng ngay những nguyên tắc này trong việc đàm phán mặt bằng và đạt được hợp đồng lý tưởng!

Thà không ký được hợp đồng còn hơn ký phải một “hợp đồng tệ”

Khi gặp những điều khoản không phù hợp hoặc chủ nhà đưa ra các yêu cầu quá mức, không cần thiết phải cố gắng ký kết một hợp đồng tệ. Thay vào đó, nên đặt lợi ích của bạn lên hàng đầu và không ngại từ chối khi cần.

Tình huống:
Anh Hùng muốn thuê một mặt bằng rộng để mở một khu vui chơi trẻ em tại trung tâm thành phố. Anh đã tìm thấy một địa điểm khá phù hợp do chị Hoa làm chủ nhà. Trong quá trình đàm phán hợp đồng, chị Hoa đưa ra một số điều khoản:

  1. Giá thuê cao hơn mức trung bình: Chị Hoa yêu cầu mức giá thuê cao hơn 10% so với mức giá thuê trung bình trong khu vực.
  2. Điều kiện kết thúc sớm không rõ ràng: Chị Hoa không dám cam kết đèn HD nếu lấy lại trước, không cam kết số tiền cụ thể, chỉ ghi chung chung.
  3. Phí bảo trì định kỳ do người thuê chịu: Chủ nhà yêu cầu anh Hùng phải chịu phí bảo trì định kỳ của tòa nhà, dù đây thường là trách nhiệm của chủ nhà. hoặc không chịu trách nhiệm về PCCC

Quyết định:
Anh Hùng nhận thấy các điều khoản trên không công bằng và mang tính bóc lột, gây rủi ro cao trong việc kinh doanh khu vui chơi. Anh đã thương lượng lại với chị Hoa, đề xuất giảm giá thuê và điều chỉnh các điều khoản khác. Tuy nhiên, chủ nhà không muốn thay đổi.

Cuối cùng, anh Hùng quyết định không ký hợp đồng với chị Hoa, thay vào đó, tìm một mặt bằng khác phù hợp hơn, với điều khoản thuê công bằng và giá thuê hợp lý hơn. Nhờ không ký một hợp đồng tệ, anh tránh được các rủi ro về mặt tài chính và pháp lý, giúp anh có điều kiện tốt hơn để vận hành khu vui chơi một cách hiệu quả và bền vững.

Mặt tiền khu vui chơi với màu Pastel dễ thương, đàm phán mặt bằng
Mặt tiền khu vui chơi với màu Pastel dễ thương

Xem thêm: Tìm Hiểu Mô Hình Kids Cafe Trước Khi Kinh Doanh

Phỏng vấn, hiểu sâu và tạo cảm tình với chủ nhà

Chủ nhà sẽ là người mà bạn cần phải duy trì mối quan hệ tốt đẹp trong suốt thời gian thuê mặt bằng. Phỏng vấn họ kỹ lưỡng để hiểu sâu về tính cách, lịch sử và thái độ kinh doanh, giúp bạn đánh giá tính phù hợp và xây dựng mối quan hệ tích cực.

Phương pháp phỏng vấn chủ nhà:

  • Đặt câu hỏi trực tiếp: Trực tiếp hỏi chủ nhà về các điều kiện, quy tắc liên quan đến mặt bằng, thái độ của họ trong việc giải quyết sự cố, và kinh nghiệm làm việc với các khách thuê trước.
  • Nghiên cứu các trường hợp trước: Tìm hiểu qua đánh giá của các khách thuê trước hoặc những người từng làm việc với chủ nhà. Những đánh giá này giúp xác định sự phù hợp của chủ nhà với nhu cầu và mục tiêu kinh doanh của bạn.
  • Quan sát thực tế: Qua những cuộc trao đổi trực tiếp, bạn có thể đánh giá thái độ, phản ứng và cách xử lý tình huống của chủ nhà.

Nói không với những chủ nhà “không hợp sóng”

Tránh những chủ nhà vô lý, không linh hoạt trong thương lượng hoặc áp đặt những điều kiện khó khăn. Tìm một đối tác hiểu lý lẽ và có tinh thần hợp tác hoặc tính khí khó chịu. Nhìn mặt mà bắt hình dong, Tâm sinh tướng – hãy quan sát nét mặt hiền hậu hay dữ tợn của chủ nhà.

Xuất hiện như một người không thể tự ra quyết định

Khi chủ nhà xuất hiện như một người không thể tự đưa ra quyết định trong quá trình đàm phán, điều này có thể gây trở ngại và kéo dài quá trình thương lượng. Trong tình huống này, hãy kiên nhẫn và tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ tích cực với họ. Trước hết, cần hiểu rằng đây có thể là một chiến thuật để kéo dài thời gian hoặc tạo lợi thế trong việc thương lượng.

Bạn nên tiếp tục duy trì thái độ hợp tác và lắng nghe, cố gắng nắm bắt những thông tin quan trọng mà họ chia sẻ để hiểu rõ hơn về tình hình. Khi nhận thấy chủ nhà phải tham khảo ý kiến của một cấp trên hoặc đối tác khác, hãy hỏi họ về những người có quyền ra quyết định hoặc đặt vấn đề về quy trình phê duyệt.

Luôn là người đề nghị giá sau

Việc để họ đưa ra giá trước giúp bạn nắm bắt được phạm vi mà chủ nhà sẵn sàng chấp nhận, cung cấp nền tảng cần thiết để xây dựng chiến lược đàm phán của mình. Bạn có thể tận dụng thời gian này để xem xét các điều kiện, tiện ích, vị trí, và so sánh với giá thị trường trong khu vực.

Sau khi nhận được mức giá, bạn có thể đưa ra phản đề nghị dựa trên những yếu tố thực tế, chẳng hạn như yêu cầu giảm giá vì vị trí không lý tưởng, chi phí cải tạo cao, hoặc việc thiếu các tiện ích quan trọng. Ngoài ra, bạn có thể đề nghị các điều kiện khác, như kéo dài thời gian thuê với mức tăng giá ổn định, hoặc yêu cầu chủ nhà chịu trách nhiệm sửa chữa một số hạng mục cụ thể.

Việc này không chỉ giúp bạn xác định một mức giá hợp lý hơn, mà còn cho phép điều chỉnh các điều khoản để phù hợp với nhu cầu kinh doanh. Bằng cách đưa ra phản đề nghị sau khi phân tích kỹ lưỡng, bạn giữ vững lợi thế trong đàm phán, khiến chủ nhà phải xem xét lại mức giá và điều kiện ban đầu để đạt được thỏa thuận cuối cùng có lợi hơn cho cả hai bên.

Tỏ ra ngạc nhiên khi chủ nhà đưa ra giá lần đầu

Dù giá có hợp lý hay không, hãy tỏ vẻ ngạc nhiên hoặc không hài lòng. Điều này tạo ra sự cân bằng tâm lý và có thể khiến chủ nhà suy nghĩ lại, từ đó điều chỉnh mức giá hoặc điều khoản phù hợp hơn.

Thương lượng đàm phán mặt bằng từng phần

Thay vì cố gắng đạt được toàn bộ các điều khoản trong một lần, hãy đàm phán mặt bằng tách chúng ra thành từng phần để dễ dàng thương lượng. Điều này giúp bạn có thể thỏa thuận cụ thể từng hạng mục, từ giá thuê đến điều kiện bảo trì, thời gian thuê, phí phạt, v.v.

Chuẩn bị trước kịch bản đối phó với tình huống khó

Hãy lường trước các tình huống phức tạp và chuẩn bị kịch bản để phản ứng một cách hiệu quả. Điều này giúp bạn giữ vững lập trường và không bị cuốn theo các áp lực từ chủ nhà.

Những nguyên tắc này sẽ giúp bạn tiến hành đàm phán mặt bằng một cách hiệu quả, tối ưu hóa các điều kiện hợp đồng và đảm bảo sự hợp tác lâu dài với chủ nhà.

Khu vui chơi trẻ em, 8 Nguyên Tắc Vàng Cần Nhớ Khi Đàm Phán Mặt Bằng Thuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

08 8886 8880
icons8-exercise-96 chat-active-icon
chat-active-icon