Top 12 bài văn miêu tả cuộc sống xung quanh dành cho tiểu học các thầy cô tham khảo

SkyNext – công ty Thiết kế thi công sân chơi trẻ em xin giới thiệu đến các anh chị cách làm bài văn miêu tả dành cho khối tiểu học. Anh chị có thể tham khảo cách viết và mẫu tiêu đề của 200 bài văn mẫu như dưới đây:

Mục lục bài viết

I. Đặc điểm của văn miêu tả

1. Văn miêu tả là loại văn giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh…. làm cho đối tượng miêu tả như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.
2. Những năng lực cần có khi làm văn miêu tả:
-Quan sát: nhìn nhận, xem xét sự vật.
-Nhận xét liên tưởng hình dung về sự vật đặt trong tương quan các sự vật xung quanh.
-Ví von so sánh: Thể hiện sự liên tưởng độc đáo riêng của người viết hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả.

II. Các dạng văn miêu tả

tiểu học, các em đã làm quen với văn bản miêu tả,lớp 6 học nâng cao hơn nên đòi hỏi các em có kĩ năng miêu tả tinh tế trong từng dạng bài. Cụ thể như sau:

1. Tả cảnh

* Tả cảnh là gợi tả những bức tranh về thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt gợi ra trước mắt người đọc về đặc điểm từng nét riêng của cảnh.
* Yêu cầu tả cảnh:
-Xác định đối tượng miêu tả: cảnh nào? ở đâu? Vào thời điểm nào?
-Quan sát lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu.
-Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.
* Bố cục bài văn tả cảnh:
-Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả.
-Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo mộtthứ tự nhất định, có thể ở một số trường hợp
sau:
+ Từ khái quát đến cụ thể (hoặc ngược lại)
+ Không gian từ trong tới ngoài. (hoặc ngược lại)
+ Không gian từ trên xuống dưới. (hoặc ngược lại)
-Kết bài: phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.

2. Tả người

* Tả người là gợi tả về các nét ngoại hình, t-thế,tính cách, hành động, lời nói…. của nhân vật được miêu tả.
* Phân biệt đối tượng miêu tả theo yêu cầu:
-Tả chân dung nhân vật (cần tả nhiều về ngoại hình, tính nết…)
-Tả người trong tư thế làm việc (tả người trong hành động: chú ý các chi tiết thể hiện cử chỉ, trạng thái cảm xúc)
* Cách miêu tả:
-Mở bài: Giới thiệu người được tả (chú ý đến mối quan hệ của người viết với nhân vật được tả, tên, giới tính và ấn tượng chung về người đó)
-Thân bài:
+ Miêu tả khái quát hình dáng, tuổi tác, nghề nghiệp..
+ tả chi tiết: ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói… (chú ý tả người trong công việc cần quan sát tinh tế vào các động tác của từng bộ: khuôn mặt thay đổi, trạng thái cảm xúc, ánh mắt…).
Ví dụ:
Dượng Hương Th-nh-một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
(Võ Quảng)
+ Thông qua tả để khơi gợi tính cách nhân vật: qua tả các chi tiết người đọc có thể cảm nhận
được tính cách của đối tượng và thái độ của người miêu tả đối với đối tượng đó.
-Kết bài: Nhận xét hoặck nêu cảm nghĩ của người viết về người được miêu tả.

3. Miêu tả sáng tạo

* Đối tượng miêu tả thường xuất hiện trong hình dungtưởng tượng có bắt nguồn từ một cơ sở
thực tế nào đó.
* Đối tượng: Người hay cảnh vật.
* Yêu cầu khi miêu tả:
-Tả cảnh phải bám vào một số nét thực của đời sống. Ví dụ khi tả một phiên chợ trong tưởng tượng của em cần dựa trên những đặc điểm thường xảy ra của cảnh đó làm cơ sở tưởng tượng như:
không khí của cảnh, số lượng người với những lứa tuổi tầng lớp nào? chợ diễn ra ở địa điểm nào?
Thời tiết khí hậu ra sao?….Những cơ sở đó là thựctế để tưởng tượng theo ý định của mình.
-Tả người trong tưởng tưởng: nhân vật thường là những người có đặc điểm khác biệt với người thường như các nhân vật ông Tiên, ông Bụt trong cổ tích hay một người anh hùng trong truyền thuyết….Cần dựa vào đặc điểm có tính bản chất để tưởng tượng những nét ngoại hình cho phù hợp, tạo sự hấp dẫn
Lưu ý: Dù miêu tả theo cách nào và đối tượng nào cũng cần chú ý vận dụng ví von so sánh để bài văn miêu tả cói nét độc đáo mang tính cá nhân rõ.

III. cách làm một bài văn miêu tả

1. Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường bộc lộ rõ nhất. Muốn làm văn tả cảnh, người viết cần phải:

-Xác định được đối tượng miêu tả;
-Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu;
-Trình bày những điểm quan sát được theo một thứ tự.

2. Bố cục của một bài văn tả cảnh thường có ba phần:

-Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả;
-Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự;
-Kết bài: Thường phát biểu cảm tưởng về cảnh vật miêu tả.

3. Cần chú ý chi tiết khi miêu tả. Ví dụ:

a) Về cảnh mùa đông, có thể nên những đặc điểm
-Bầu trời âm u, nhiều mây.
-Gió lạnh, có thể có mưa phùn.
-Cây cối rụng lá chờ cành.
-Chim tróc bay đi tránh rét.
-Trong nhà, người ta đốt lửa sưởi.
b) Về khuôn mặt mẹ có thể chú ý tới các đặc điểm
-Hình dáng khuôn mặt (tròn, trái xoan…).
-Vầng trán.
-Tóc ôm khuôn mặt hai được búi lên?
-Đôi mắt, miệng.
-Nước da, vẻ hiền hậu, tươi tắn…
c) Tả một em bé chừng 4 -5 tuổi:
-Mắt đen tròn ngây thơ;
-Môi đỏ như son;
-Chân tay mũm mĩm;
-Miệng cười toe toét;
-Nước da trắng mịn;
-Nói chưa sõi…
d) Tả một cụ già:
-Tóc trắng da mồi;
-Cặp mắt tinh anh;
-Dáng vẻ chậm chạp hoặc nhanh nhẹn;
-Giọng nói trầm ấm…
-Cô giáo đang say sưa giảng bài trên lớp: giọng nói trong trẻo, cử chỉ âu yếm ân cần, đôi mắt lấp lánh khích lệ…

4. Cần chú ý thứ tự khi miêu tả. Ví dụ:

a) Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn:
-Có thể theo thời gian: Trống vào lớp. Cô giáo (thầy giáo) cho chép đề. Các bạn bắt tay vào làm bài. Kết thúc buổi làm bài, thu, nộp bài cho thầy, cô.
-Có thể theo không gian: Bên ngoài lớp. Trên bảng, cô (thầy) ngồi trên bàn giáo viên. Các bạn trong lớp bắt tay vào làm bài. Không khí cả lớp và tinh thần thái độ làm bài của bạn ngồi cạnh người viết (hay chính bản thân người viết).
b) Tả sân trường giờ ra chơi:
-Miêu tả theo không gian:
+ Từ xa tới gần.
+ Miêu tả theo thời gian trước, trong và sau khi rachơi.
Cũng có thể có một cách thứ ba là kết hợp cả không gian và thời gian (Cách này khó và phức tạp hơn). Trước hết, em hay chọn trật tự miêu tả. Sau đó chọn cảnh sân trường giờ ra chơi để viết thành đoạn văn.
-Miêu tả theo thứ tự thời gian:
+ Sân trường vắng lặng trong giờ học.
+ Hiệu lệnh trống ra chơi, mọi người ùa ra.
+ Có tốp chơi đá cầu, nhảy dây, đá bóng, có tốp chỉ đứng xem, hoặc tranh cãi nhau về điều gì đó.
+ Có thể tả màu sắc quần áo, những tiếng cường nói,hò reo và một vài bạn chơi ích cực nhất.

12 mẫu tiêu đề bài văn mô tả dành cho học sinh tiểu học

Bài văn miêu tả cây cối

 Sầu riêng là loại trái quý, trái hiếm ở miền nam. Hương vị của nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi.
Sầu riêng thơm mùi mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị ngọt của mật ong già hạn.  Hương vị quyến rũ đến kì lạ. Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm.
 Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu tím ngắt. Cánh hoa nhỏ như vẩy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông như những tổ kiến. Mùa trái rộ vào độ tháng tư, tháng năm ta.
Đứng ngắm cây sầu riêng tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng của giống cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo.

Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.

12 mẫu tiêu đề bài văn mô tả dành cho học sinh tiểu học
12 mẫu tiêu đề bài văn mô tả dành cho học sinh tiểu học

Bài văn miêu tả con vật (lớp 4)

I. TẢ CON VẬT:

 là dùng lời văn để vẽ lên trước mắt người đọc hình ảnh con vật một cách sinh động với những đặc điểm về hình dáng, hoạt động và các thói quen sinh hoạt.
Muốn làm tốt bài văn tả loài vật, các em cần phải chú ý:
– Xác định rõ con vật định tả là con gì, một con vật cụ thể hay cả bầy, đàn.
– Mỗi loài vật đều có những đặc điểm khác nhau. Trong cùng một loài, mỗi con vật có những nét riêng độc đáo. Vì vậy, phải quan sát kĩ con vật định tả để tìm ra những đặc điểm về hình dáng ( màu lông, thân hình, đầu, tai, mắt, chân, cánh…), về hoạt động, về các thói quen sinh hoạt…
– Cần phải miêu tả theo một trình tự hợp lí:
+ Tả hình dáng thì phải tả bao quát trước rồi mới tả từng bộ phận.
+ Tả hoạt động và thói quen sinh hoạt của con vật có thể kết hợp với việc miêu tả hình dáng cũng như môi trường mà con vật đang sống.
– Trong miêu tả, cần chọn từ ngữ, hình ảnh so sánh, nhân hóa để bài văn sinh động và gợi cảm xúc.

II. CẤU TẠO CHUNG CỦA BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT

1. Mở bài:
Giới thiệu con vật định tả là con gì, một con hay cả bầy (Con vật đang ở đâu? Em thấy con vật này vào lúc nào?)
2. Thân bài:
a. Tả hình dáng:
– Tả bao quát: vóc dáng, bộ lông hoặc màu da.
– Tả từng bộ phận: đầu ( tai, mắt…), thân hình, chân, đuôi.
b. Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật:
– Tả một vài biểu hiện về tính nết, thói quen của con vật.
– Tả một số hoạt động chính của con vật: bắt mồi, ăn, kêu ( gáy, sủa…)…
– Chú ý kết hợp tả một vài nét về cảnh hoặc người liên quan đến môi trường sống của con vật.
3. Kết luận:
Nêu cảm nghĩ ( của người tả hoặc những người khác ) về con vật.

Bài văn miêu tả đồ vật (lớp 4)

I. LƯU Ý

Để làm tốt bài văn miêu tả các đồ vật đơn giản, gần gũi với cuộc sống xung quanh, các em cần phải:
– Xác định rõ đồ vật cần được miêu tả là vật gì.
– Quan sát kĩ đồ vật sẽ tả để tìm ra nét nổi bật riêng của đồ vật đó về hình dáng, màu sắc, cấu tạo, công dụng…
Trong khi quan sát, các em cần vận dụng quan sát bằng mắt (thị giác) để thấy rõ về hình dáng, kích thước, màu sắc…, bằng tai (thính giác) để nghe âm thanh, tiếng động của vật khi ta sử dụng (đồng hồ kim, quạt máy chạy…), bằng xúc giác để cảm nhận bộ bóng, pin, mịn, phẳng, nhám… của vật.
– Dùng từ ngữ thích hợp để làm nổi bật các đặc điểm riêng của đồ vật, dùng từ ngữ hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa để việc miêu tả được cụ thể, sinh động hơn.

II. CẤU TẠO CHUNG CỦA BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT

1. Mở bài
Có thể mở bài theo một trong những cách sau:
a. Giới thiệu ngay đồ vật định tả (mở bài trực tiếp).
b. Nói chuyện khác có liên quan để dẫn vào việc giới thiệu đồ vật định tả (mở bài gián tiếp).
2. Thân bài
– Tả bao quát toàn bộ đò vật (hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu,..)
– Tả những bộ phận đặc điểm nổi bật:
Lần lượt tả từng bộ phận của đồ vật theo trình tự từ trước ra sau, từ trên xuống dưới hoặc từ ngoài vào trong…
– Nêu rõ công dụng của đồ vật hay của từng bộ phận.
3. Kết bài
Có thể kết bài theo một trong những cách sau:
a. Nêu cảm nghĩ với đồ vật định tả (kết bài không mở rộng).
b. Từ công cụ của đồ vật, nêu thêm mối quan hệ giữa con người với đồ vật đó, bàn luận dẫn dắt người đọc liên tưởng hoặc suy nghĩ thêm về những vấn đề có liên quan (kết bài mở rộng).

Bài văn miêu tả đồ vật lớp 4

Chiếc hộp bút xinh xắn
Trong số các đồ dùng học tập đã gắn bó với em suốt một năm học qua, nào là sách, vở, thước, bút,… nhưng trong số đó, em thích nhất là cái hộp bút mà mẹ đã tặng em nhân dịp sinh nhật lần thứ 8.
Ôi chao! Cái hộp bút mới xinh xắn làm sao! Nó được làm bằng vải chống thấm nước cực kì đặc biệt. Toàn thân bao phủ một màu xanh tươi của cây cỏ, hoa lá. Phía trước nó là mảnh giấy với kích thước 20 x 5 (cm) kèm theo là một màu hồng vô cùng nổi bật. Dòng chữ SAY HELLO được viết theo kiểu chữ sáng tạo, bên cạnh dòng chữ ấy là hình vẽ một chú thỏ nhỏ nhắn xinh xinh. Nhìn vào em cảm thấy thích thú vô cùng!
Những đường chỉ may quanh nó được viền chắc chắn, người làm đã khâu thêm một đường dây kéo cho chúng em thuận tiện để bút. Cái hộp bút có 2 ngăn, một ngăn lớn hơn và một ngăn nhỏ hơn. Ngăn lớn em dùng để đựng các loại bút, gôm, thước, và compa,… Ngăn bé hơn em ưu tiên cho các đồ dùng bé nhỏ như phấn. Mỗi lần một tuần, em lại để dành một chút thời gian để tắm rửa cho nó nên nó luôn mới và đẹp.
Em yêu quý cái hộp bút này lắm. Mỗi khi buồn, em thường chia sẻ với nó, và nó như hiểu ý em, vẫn chăm chú nghe từng câu chuyện của em. “Chị yêu em lắm, hãy tiếp tục đồng hành với chị trong mọi lúc, mọi nơi em nhé!“ Đó chính là câu nói em dành cho cái hộp bút thân thương.
Bài văn miêu tả đồ vật
Bài văn miêu tả đồ vật

Bài văn miêu tả cây phượng

Có một loài hoa còn được gọi là hoa của tuổi học trò, đó chính là hoa phượng. Không biết từ bao giờ mà hoa phượng có mặt ở mọi mái trường, che nắng cho bao thế hệ học sinh và cũng chứng kiến biết bao cuộc chia tay đầy lưu luyến của những cô cậu học trò.

Hoa phượng một loài hoa với cái tên thật đẹp, cả năm chỉ nở một lần và lại nở vào đúng mùa hè vừa nhiều nắng, lại mưa nhiều. Cây phượng mùa xuân xanh tốt lộc non mơn mởn, đến mùa hè dùng hết sức lực của mình để trổ những đoá hoa tươi thắm. Mùa thu đến nó phải rụng bớt lá để nuôi thân và rồi mùa đông nó dành thời gian dưỡng sức cho một mùa trổ hoa tiếp theo.

Những bông hoa phượng đầu tiên thường xuất hiện sau cơn mưa đầu mùa hạ (khoảng cuối tháng tư, đầu tháng năm). Đó cùng là thời điểm học sinh đang thi hết kì hai, chuẩn bị nghỉ hè. Hoa phượng nở từng chùm đỏ rực rỡ như một lời chúc mừng cho các bạn học sinh thi tốt, làm bài tốt. Thế rồi hoa phượng nở thật lâu tàn, mãi cho đến khi chúng em dự lễ bế giảng năm học, hoa phượng vẫn tươi thắm như ngày đầu, những cánh hoa bắt đầu rụng nhiều hơn. Điều đó giống như một lời chia tay đầy lưu luyến của hoa phượng dành cho những người học sinh. Mặc cho mùa hè có những cơn mưa dông gió giật, thậm chí là những cơn bão đầu mùa. Hoa phượng vẫn sừng sững, vẫn tươi và rực rỡ, không có gì có thể làm nhoè đi sắc thắm của những bông hoa phượng.

Đối với em, cây phượng rất có ích, cho bóng mát, cho hoa đẹp. Hoa phượng lại là thứ để lại trong lòng học sinh chúng em biết bao kỷ niệm tươi đẹp dưới tán cây, dưới mái trường thân yêu.

Bài văn miêu tả cây hoa phượng
Bài văn miêu tả cây hoa phượng

Bài văn miêu tả đồ chơi – Tả con búp bê

Đã là trẻ con ai cũng phải có đồ chơi. Sinh nhật hồi em bước lên lớp một, bố đã tặng em một con búp bê rất xinh xắn và đáng yêu. Con búp bê của em rất đẹp, em rất yêu quý nó.

Con búp bê được làm bằng nhựa. Con búp bê của em cao khoảng 20cm, nhỏ nhắn, xinh xắn được đặt tên thân mật ở nhà là Lisa. Lisa nhìn bề ngoài rất sang trọng với mái tóc xoăn màu vàng óng ả đúng với phong cách những cô gái phương Tây. Cái môi đỏ và chúm chím cười. Mỗi khi em được nghỉ em thường may áo ấm cho búp bê, buổi tối em học bài thì búp bê nhìn em với ánh mắt trìu mến như nhắc em hãy chăm học. Đôi bàn tay có những ngón tay thon nhỏ như chiếc. Em thường thay đổi kiểu tóc cho nó. Lúc thì tết bím, lúc thì buộc nhỏng lên đỉnh đầu. Em rất thích ru búp bê ngủ và chơi cùng em ấy. Búp bê còn có chỗ để pin đằng sau lưng, khi bỏ pin vào thì búp bê có thể phát ra nhạc rất hay. Em yêu búp bê lắm, em chuẩn bị cho búp bê rất nhiều những bộ váy sặc sỡ đủ màu. Em thường xin mẹ để may cho Lisa những bộ váy đẹp lung linh. Trong đó em thích nhất bộ váy màu hồng phủ lớp kim tuyến lóng lánh. Bàn chân Lisa đi một chiếc giày màu hồng, rất phù hợp với chiếc váy. Đây có thể gọi là điểm nhấn tạo nên sự đặc biệt của nó. Màu hồng luôn mang đến sự nhẹ nhàng, nữ tính và xinh đẹp nhất. Lisa là cô búp bê xinh đẹp nhất trong số những con búp bê của em. Lisa là người bạn tâm sự mỗi khi em vui hay buồn vì khi được ngắm nhìn Lisa, lòng em cảm thấy phấn chấn hơn. Mỗi khi học bài xong, em lại mang búp bê ra chơi. Em trò chuyện với búp bê như người bạn thân thiết. Mỗi tối đi ngủ, em thường ôm nó bên mình.

  1. Bài văn miêu tả con mèo lớp 4

Hè năm trước, bà ngoại từ quê lên thăm chúng em. Bà mang biết bao thức quà quê quen thuộc: nào nhãn, nào bưởi, nào trứng gà, … Nhưng trong đó thì con mèo tam thể nhỏ xinh là chị em em quý nhất, cưng nhất. Từng ngày, từng ngày chúng em chăm sóc rất kĩ càng và chú cũng đùa giỡn lại với em bằng những tiếng “Meo… Meo… Meo” rất dễ thương.
Ngày đầu tiên trở thành một người bạn trong gia đình, chú mèo còn bé xíu, tầm bằng chai nước nhỏ. Vậy mà thoáng qua đã một năm trời, chú mèo đã lớn hơn, trưởng thành hơn, không còn rụt rè như hồi đầu. Chú mèo tên là Nhím.
Với thân hình to gần bằng chai coca cỡ đại, Nhím khoác lên mình bộ trang phục màu vàng óng, mượt mà như nhung. Đôi chỗ điểm một vài sọc đen, sọc trắng trông rất hấp dẫn. Cái đầu tròn xoe như nắm tay người lớn, nổi bật với đôi mắt như hai hòn bi ve, luôn quan sát kĩ lưỡng và tỉ mỉ. Đặc biệt là vào ban đêm thì đôi mắt ấy lại như hai cái đèn pha ô tô, đi truy tìm nơi ẩn náu của lũ chuột. Phía dưới là cái mũi nhỏ nhỏ, xinh xinh, màu phớt hồng nhưng lúc nào cũng ươn ướt như người bị cảm cúm. Hai bên khóe miệng, những sợi râu mép nhỏ, dài như sợi cước. Bà em bảo rằng bộ ria mép đó như cái ra đa để mèo bắt sóng, tìm ra kẻ thù. Cái tai của Nhím mới thính làm sao! Chỉ một tiếng động nhỏ ở đâu đó là cái tai nhỏ xinh hình tam giác ấy lắng lại để nghe ngóng, chuyển động tứ phía để phát hiện ra bọn chuột đang hoành hành.
Chú mèo có bốn cái chân, tuy hơi nhỏ so với thân hình nhưng lại rất lợi hại, mỗi khi chạy thì nhanh thoăn thoắt như một vận động viên điền kinh. Có một điều khá thú vị là dù chạy nhanh cỡ nào thì Nhím cũng không phát ra âm thanh, rất nhẹ và rất êm. Khi em thắc mắc với bố mẹ thì đã được giải đáp rằng: dưới chân mèo có một lớp thịt dày, mịn, màu hồng nhạt. Nhưng đằng sau mỗi lớp thịt ấy là bộ móng sắc nhọn – vũ khí hạ gục mọi đối thủ.
Bài văn miêu tả con mèo
Bài văn miêu tả con mèo
  1. Bài văn miêu tả con chó lớp 4

Mỗi thành viên trong gia đình em lại có một sở thích khác nhau. Em trai em thích những chú mèo xinh xắn hay làm nũng, em lại thích những chú chó thông minh, trung thành như Hồ Lô.

Hồ Lô là chú chó Phú Quốc bố mang về từ đơn vị từ hai năm trước. Lúc ấy, chú chỉ là một bé cún con chưa đầy 2 tháng tuổi, nhỏ xíu mà nghịch ngợm. Bây giờ, Hồ Lô đã trở thành chú chó 2 tuổi cao lớn, nhanh nhẹn. Bộ lông chú màu nâu xám dài và rất mượt mà, dùng tay vuốt cảm giác êm như nhung. Trên lưng có một nhúm lưng sọc dài, dày và đậm màu đặc trưng cho giống loài.

Đôi mắt Hồ Lô tròn xoe, đen láy như hai hạt nhãn, lúc nào cũng long lanh như có nước. Đôi tai dài thường dựng thẳng lên để nghe ngóng xung quanh, chỉ khi ủ rũ hay ngủ mới cụp nhẹ xuống. Chân chú dài và thon, sải bước dài và chạy rất nhanh. Em đạp xe đạp đôi khi còn không nhanh hơn Hồ Lô. Hàm răng chú ta sắc nhọn, là vũ khí tấn công kẻ xấu đột nhập.

Mũi của Hồ Lô cực kỳ thính và nhạy cảm. Cơ thể phản xạ cực nhanh với chuột. Chuột trong nhà không may để chú phát hiện, chưa đầy một phút sau đã nằm gọn dưới chân của Hồ Lô. Chú thích nằm dài dưới hiên gần cổng, nghe tiếng động nhẹ là lập tức đứng dậy. Người nhà em về thì ve vẩy cái đuôi dài, quấn quýt lấy chân mừng rối rít. Thế nhưng khi thấy người lạ, chú sẽ vừa sủa inh ỏi vừa nhe răng gầm gừ để đe dọa. Nhơ có Hồ Lô, gia đình em luôn yên tâm mỗi lần đi vắng.

Em rất yêu quý Hồ Lô. Đối với em, nó không chỉ là vật nuôi trong nhà mà còn là một người bạn trung thành, đáng tin cậy, đáng trân trọng.

Bài văn miêu tả con vật
Bài văn miêu tả con vật

Những bài văn miêu tả cây cối

Cây gạo

Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, cành nặng trĩu những hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót. Chỉ cần một làn gió nhẹ hay một đôi chim mới đến là có ngay mấy bông gạo lìa cành. Những bông hoa rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúi xuống, những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng nom thật đẹp.

Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.

Ngày tháng đi thật chậm mà cũng thật nhanh. Những bông hoa đỏ ngày nào đã trở thành những quả gạo múp míp, hai đầu thon vút như con thoi. Sợi bông trong quả đầy dần, căng lên; những mảnh vỏ tách ra cho các múi bông nở đều, chín như nồi cơm chín đội vung mà cười, trắng lóa. Cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

Bài văn miêu tả cây gạo
Bài văn miêu tả cây gạo

Bài văn miêu tả mẹ của em

“Riêng mặt trời chỉ có một mà thôi. Và mẹ em chỉ có một trên đời”. Giai điệu của câu hát cất lên khiến lòng em không khỏi bồi hồi, xao xuyến nghĩ về người mẹ kính yêu của mình. Trong gia đình, người mà em yêu quý nhất đó chính là mẹ em, người giữ hơi ấm hạnh phúc, và tình yêu thương cho cả gia đình. Em yêu mẹ của em biết chừng nào!
Mẹ em năm nay đã ngoài ba mươi tuổi. Mẹ có một thân hình nhỏ nhưng cao ráo. Mẹ em có một khuôn mặt trái xoan vô cùng hiền lành và phúc hậu.
Gương mặt mẹ em đã có nhiều chân chim, do thời gian và mưa nắng dãi dầu, cũng một phần là vì sự vất vả mưu sinh cho cuộc sống của gia đình em. Mái tóc mẹ em đen mượt và được để dài, lúc nào cũng được mẹ em búi hoặc buộc một cách vô cùng gọn gàng.
Mái tóc mẹ em lúc nào cũng thoang thoảng mùi đinh hương, bồ kết. Do mẹ em là một người phụ nữ sống khá truyền thống nên mẹ không hay dùng các loại dầu gội đầu hiện đại. Bàn tay mẹ gầy gầy xương xương, nhưng chính đôi bàn tay lại ngày qua ngày, tháng qua tháng chăm sóc cho em từng bữa ăn tới giấc ngủ. Em thích nhất là ngắm nhìn nụ cười của mẹ. Nụ cười tỏa rạng như ánh bình minh, nhìn mẹ cười mà lúc nào trong lòng em cũng cảm thấy vô cùng hạnh phúc.
Mẹ em lúc nào cũng yêu thương và chăm sóc cho gia đình em rất chu đáo. Đôi bàn tay gầy gầy xương xương của em, sớm nào cũng chuẩn bị những bữa ăn giàu chất dinh dưỡng, đủ năng lượng cho một người làm việc và học tập của bố con em. Mẹ là người vun vén, chăm lo cho từng bữa ăn tới giấ ngủ, giữ gìn hạnh phúc cho mái ấm gia đình. Mẹ tuy hiền nhưng cũng rất nghiêm khắc trong giáo dục con cái.
Mẹ không bao giờ nuông chiều con cái quá mức mà luôn dạy, chỉ bảo cho em những bài học về cách cư xử, về đạo lý làm người.
Mẹ là người mà em yêu quý và kính trọng nhất. Em hứa sẽ cố gắng chăm ngoan học giỏi để mẹ luôn vui vẻ không bao giờ phải phiền lòng, buồn bã vì con cái.
bai van mieu ta 013

Bài văn miêu tả Khu vui chơi trong nhà

Dàn ý tả cảnh khu vui chơi giải trí

1. Mở bài: Giới thiệu khu vui chơi mà em định tả. (Địa điểm? Tên gọi?).
2. Thân bài:
a. Tả cảnh bao quát:
– Nhìn từ xa, khu vui chơi như một bức tranh lập thể nhiều màu sắc vàng, xanh, tím, đỏ….
b. Tả cảnh chi tiết:
– Đến gần, hiện ra trước mắt em hàng cây hoa sữa tỏa bóng mát rượi.
– Không gian thoảng hương hoa sữa.
– Khu vui chơi chia ra làm nhiều khu vực với các trò chơi như: bập bênh, cầu trượt, thú nhún, ô tô lượn, xích đu, hồ bóng.
– Thú nhún làm bằng gỗ sơn màu đẹp mắt, rực rỡ, ngộ nghĩnh.
– Các em bé và thiếu nhi vui đùa, cười khanh khách rất vui.
– Các bồn hoa tô điểm cho khu vui chơi nét đẹp thanh nhã, tươi mát.
3. Kết luận:
Nêu cảm xúc của em về quang cảnh của khu vui chơi (hạnh phúc, vui thích vì được chăm sóc chu đáo, biết ơn bố mẹ và xã hội đã chăm lo cho thiếu nhi được hồn nhiên, vui vẻ).

Top 1 khu vui choi 018

Tả khu vui chơi giải trí ở thành phố

Sau một tuần học căng thẳng và vất vả, chủ nhật vừa rồi em được bố mẹ cho tới khu vui chơi của thành phố. Em rất thích khu vui chơi ấy, dù đã đến đây rất nhiều lần nhưng mỗi lần em lại tìm được một điểm thú vị từ nó.
Nhìn từ xa, khu vui chơi như một bức tranh đầy màu sắc vì mỗi trò chơi lại được sơn một màu khác nhau. Khu vui chơi được đặt ở vị trí trung tâm, nằm trên tầng 8 của một tòa nhà cao tầng. Người ta đặt cho nó một cái tên rất hay là Khu vườn cổ tích. Có lẽ người chủ ở đây muốn mang tới một thế giới cổ tích đầy màu sắc cho những đứa trẻ như em nên mới đặt tên cho khu vui chơi này như thế.
Đến gần hơn em mới thấy khu vui chơi được chia ra làm những khu vực nhỏ, mỗi khu vực đủ rộng để sắp xếp một trò chơi khác nhau. Góc bên trái của khu vui chơi là trò chơi bập bênh, với những thanh gỗ, thanh sắt, nhựa được sơn đủ sắc cầu vồng. Khu vực này chủ yếu dành cho các em nhỏ nhưng em cũng có thể chơi. Tiếp đến là khu vực nhà hơi, nhà bóng và cầu trượt. Mỗi một trò đều được bài trí cẩn thận. Những quả bóng tròn đủ màu sắc khơi dậy hứng thú của lũ trẻ con. Cạnh đó là hàng thú nhún với chú cá heo, chú sư tử bờm vàng, chú hổ dũng mãnh, chú ngựa vằn đáng yêu. Kế đó là trò chơi ô tô lượn, rồi khu bóng bàn, bắn bóng, bóng rổ…
Trò chơi mà em thích nhất ở đây là vòng quay ngựa gỗ. Những chú ngựa màu trắng hoặc màu vàng được sắp xếp so le nhau, tạo thành hai vòng tròn lớn xoay quanh một cái trục quay khổng lồ. Mỗi chú ngựa sẽ mang một hình dáng và biểu cảm khác nhau. Nhưng nhìn chú nào cũng đều đáng yêu cả. Lần nào tới đây em cũng sẽ chơi trò chơi này đầu tiên. Cảm giác ngồi trên chú ngựa theo những vòng xoay thật thích thú.
Ngày cuối tuần ở khu vui chơi rất đông người. Các em bé vui đùa, đuổi nhau vui vẻ, thỉnh thoảng lại cười khanh khách. Bố mẹ của những đứa trẻ thì hoặc vào chơi cùng bé, hoặc đứng ở bên ngoài, ánh mắt dõi theo từng bước chân của đứa con mình, mỉm cười hạnh phúc. Mẹ em cũng đang đứng ngoài vòng quay vẫy tay với em kìa. Trông mẹ cười tươi thật xinh đẹp.

Cuối tuần luôn là thời gian vui vẻ nhất của em. Vì khi ấy em luôn được bố mẹ dẫn đi tham quan và thỏa thích chơi trò chơi ở những khu vui chơi sau những ngày học vất vả. Không chỉ vậy mà gia đình em còn có cơ hội để nói chuyện và quây quần bên nhau thật đầm ấm.

Khu tro choi ngoai troi skynext 004

Bài văn miêu tả ngôi trường

Bài văn tả ngôi trường số 1
Ngôi trường đã gắn bó với em trong năm năm học vừa qua là ngôi trường mang tên trường Tiểu học Lê Hồng Phong. Hôm nay em đến trường sớm hơn mọi khu để làm công việc trực nhật, nên có dịp quan sát vẻ đẹp của trường trước buổi học.

Khi em đến trường, hai cánh cửa to lớn được sơn màu xanh đã bị phai màu hé mở từ bao giờ. Lớp học, bàn ghế, những người bạn thân quen của tuổi học trò như âm thầm và lặng lẽ chờ đợi chúng em.

Bầu trời hôm nay thật đẹp, tiết trời se se lạnh. Đứng trên tầng cao quan sát em thấy ngôi trường khang trang, sạch sẽ. Trường có ba dãy gồm có hai dãy lớp học và một dãy là văn phòng giáo viên. Các dãy lớp học nằm san sát nhau, mỗi lớp có bốn cửa sổ và một cửa ra vào. Nhìn vào trong lớp học, bàn ghế sạch sẽ, ngay ngắn. Đặc biệt mỗi lớp học đều có ảnh Bác Hồ, 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng và nội qui lớp học để cho chúng em không được quên những nội qui của nhà trường. Khu văn phòng nằm ở giữa, đối diện là vười sinh thái với những cây hoa tạo nên một vẻ đẹp thanh bình. Nơi đây là chỗ các thầy cô giáo làm việc và họp.

Bên cạnh đó là phòng Ban Giám hiệu và đi vài bước nữa là thư viện của trường, ở đó có rất nhiều sách cho chúng em đọc và tìm hiểu về những điều bổ ích, lí thú. Nơi giúp em vui chơi giải trí sau những giờ học căng thẳng là sân trường. Sân trường được làm bằng xi măng rất đẹp. Chính giữa là cột cờ chừng 10m với lá cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió.

Rồi các bạn đến trường ngày một đông, phút yên tĩnh của buổi sớm bỗng mất dần đi. Quang cảnh trường trở nên nhộn nhịp, đông vui bởi những tiếng nói cười của tuổi học trò chúng em. Trên cành cây, những chú chim hót líu lo vang. Bỗng Tùng! Tùng! Tùng! Ba hồi trống vang lên, không gian như rung mình lay động. Các bạn vội vàng xếp hang vào lớp. Một buổi học mới bắt đầu. Lúc này sân trường trở nên vắng lặng, đâu đó chỉ còn tiếng gió thổi, tiếng chim lích chích trong tán lá phượng.

Em rất thích ngôi trường của em, nơi đã để lại cho em nhiều kỉ niệm của những năm tháng học trò, tình cảm đối với thầy cô, bạn bè. Mai đây dù có đi đâu xa em vẫn nhớ mãi ngôi trường Tiểu học Lê Hồng Phong thân thương này.

7-ly-do-de-them-khoa-hoc-vuot-chuong-ngai-vat-vao-khu-vui-choi (1)
7 lý do để thêm khóa học vượt chướng ngại vật vào khu vui chơi

Các mẫu tiêu đề bài văn mô tả khác được quan tâm nhiều nhất

  1. Dàn ý bài văn miêu tả cây cối

  2. Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật

  3. Những bài văn miêu tả con vật

  4. Bài văn miêu tả người thân lớp 6

  5. Bài văn miêu tả người

  6. Những bài văn miêu tả đồ vật

  7. Bài văn miêu tả đồ dùng học tập

  8. Những bài văn miêu tả lớp 6

  9. Bài văn miêu tả Sân chơi của em

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

08 8886 8880
icons8-exercise-96 chat-active-icon
chat-active-icon