Kỹ Năng Sống Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Kỹ Năng Sống Đối Với Trẻ Em

Thế nào là kỹ năng sống? Nó là gì và có thực sự quan trọng trong cuộc sống?

Bạn đã bao giờ tự hỏi con bạn thực sự độc lập như thế nào chưa? Liệu con bạn có thể tự chăm sóc bản thân nếu bị bỏ mặc một thời gian không? Bạn có nghĩ rằng con bạn đã được trang bị đầy đủ các kỹ năng cho cuộc sống cần thiết để đối mặt với thế giới? 

Hãy suy nghỉ về nó và chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng sống cần thiết làm hành trang bước vào đời. 

hinh ky nang song la gi

Kỹ năng sống là gì? 

Khái niệm kỹ năng sống là tập hợp các hành vi tích cực và khả năng thích nghi cho phép mỗi cá nhân đối phó hiệu quả với các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Đây là tập hợp các kỹ năng mà con người tiếp thu qua giáo dục hoặc trải nghiệm trực tiếp, dùng để xử lý các vấn đề và trả lời các câu hỏi thường gặp trong đời sống (theo Wikipedia.org). 

Có thể hiểu đơn giản, kỹ năng sống là những kỹ năng mà trẻ em tiếp nhận được thông qua quá trình học tập và trải nghiệm, giúp trẻ xử lý hiệu quả các vấn đề và khó khăn có thể gặp phải trong cuộc sống hằng ngày. 

Những kỹ năng này bao gồm: 

  • Kỹ năng giao tiếp và hợp tác với người khác 
  • Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề. 
  • Tư duy sáng tạo và tư duy phản biện. 
  • Tự nhận thức và đồng cảm, là 2 phần quan trọng của trí tuệ cảm xúc 
  • Độc lập, quyết đoán, bình tĩnh và tự chủ. 
  • Khả năng phục hồi và khả năng đối phó với các vấn đề. 

Kỹ năng sống dành cho trẻ

Tại sao kỹ năng sống lại quan trọng? Ý nghĩa của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em trong cuộc sống 

Nhịp sống ngày càng tăng và bản chất luôn thay đổi của cuộc sống hiện đại mang đến vô số thách thức cho chúng ta. Để đối phó với những thách thức này, trẻ em sẽ cần những kỹ năng sống mới cho phép chúng thích nghi với những tình huống này và sẽ giúp chúng tận dụng tối đa cuộc sống. 

Xem những điều này như là trò chơi kỹ năng sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp thu hơn.

Kỹ năng sống sẽ giúp con của bạn: 

  • Tìm cách suy nghĩ và giải quyết vấn đề mới 
  • Có tiềm năng lãnh đạo bằng ảnh hưởng 
  • Quản lý bản thân và hiểu môi trường kinh doanh 
  • Quản lý thời gian và con người 
  • Hình thành sự nhanh nhẹn và khả năng thích ứng với các vai trò khác nhau và môi trường làm việc linh hoạt 
  • Nhận thức về văn hóa và quyền công dân sẽ giúp hợp tác quốc tế dễ dàng hơn 
  • Phát triển kỹ năng đàm phán, khả năng kết nối và đồng cảm

Các kỹ năng sống cần thiết cần trang bị cho trẻ trước khi bước vào đời 

  • Tự vệ cơ bản 

Trong thế giới ngày nay, an toàn là điều quan trọng hàng đầu và việc phát triển khả năng tự vệ không chỉ khiến đứa trẻ cảm thấy độc lập hơn mà còn tự tin hơn. 

Tự vệ cơ bản là điều bắt buộc – có thể là đối với con trai hoặc con gái của bạn. Một khóa học võ nâng cao hoặc đơn giản một số chiêu thức phòng thân sẽ không bao giờ thừa. 

Kỹ năng tự vệ cơ bản

  • Sơ cứu và tầm quan trọng của sức khỏe 

Về cơ bản,sơ cứu là điều mà việc học ở trường của đứa trẻ nên đề cập nhưng sẽ tốt hơn nếu củng cố nó ở nhà bằng cách dạy con các bước sơ cứu cần thiết.  

Một kỹ năng quan trọng khác là dạy con chăm sóc sức khỏe của chúng.  

Thay vì ép ăn hoặc cấm ăn thứ gì đó, hãy nói chuyện với các em về những nguy cơ sức khỏe khi ăn hoặc không ăn nó, giải thích cách thức ăn uống lạnh mạnh mang lại lợi ịch cho trẻ theo cách mà chúng có thể áp dụng. 

  • Kiến thức cơ bản về phòng chống đuối nước và học bơi 

Bản tính của trẻ là sự tò mò, do đó, chúng sẽ cố gắng tìm hiểu bằng được mọi điều xung quanh, đặc biệt là các sinh vật dưới nước. 

Hãy dạy trẻ hiểu được sự nguy hiểm của các khu vực có nước, đặc biệt là tránh xa các khu vực ao hồ sông suối…  

Hơn hết, cần chuẩn bị cho các em những kiến thức cơ bản về phòng chống đuối nước, cách thức xử lý khi gặp phải và đặc biệt là học bơi nếu có điều kiện. 

  • Cách quản lý thời gian 

Kỹ năng quản lý thời gian

Càng lớn lên, các em sẽ phải đối mặt với rất rất nhiều vấn đề cần thực hiện và sắp xếp thứ tự thực hiện một cách thích hợp. Vì thế, hãy để con bạn tự nhận trách nhiệm về thời gian của chúng. 

Một thời khóa biểu trong ngày, một chiếc đồng hồ báo thức và một cuốn lịch… sẽ là công cụ cần trang bị cho trẻ. 

>> Xem thêm: Tổng hợp các trò chơi tiếng anh cho trẻ học tập hiệu quả

  • Tự làm các công việc của bản thân 

Khi những đứa trẻ của bạn lớn lên, chúng rất có thể rời nhà để theo đuổi con đường học vấn hoặc sự nghiệp của mình. Và nếu hôm nay các bạn nhỏ không được dạy về trách nhiệm và các kỹ năng sống hàng ngày thì tương lai sẽ là một vấn đề rất lớn đối với các em. 

Hãy dạy cho trẻ có ý thức trách nhiệm hơn với bản thân bằng việc tự thực hiện các công việc của mình mà không cần sự nhắc nhở. 

  • Kỹ năng ra quyết định 

Học vấn, sự nghiệp, bạn đời – có rất nhiều quyết định quan trọng mà chúng ta cần đưa ra trong cuộc đời. Thế nên, cần rèn luyện kỹ năng đưa ra quyết định phù hợp ngày từ khi còn nhỏ cho con của mình. 

Dạy trẻ việc đưa ra các quyết định khôn ngoan bắt đầu từ những việc đơn giản như yêu cầu trẻ chọn giữa 2 loại kẹo bánh, 2 loại đồ chơi, 2 bộ quần áo khác nhau, 2 món ăn khác … 

Một khi điều này xảy ra, trẻ sẽ hiểu được hậu quả mà mỗi quyết định lựa chọn của mình. Vì vậy, hãy hướng dẫn con bạn trong suốt quá trình này, giúp con cân nhắc những thuận lợi và khó khăn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng!

Kỹ năng ra quyết định

  • Quản lý tiền và lập ngân sách cơ bản 

Đây là một trong những kỹ năng cần thiết để phát triển. Cho trẻ một ít tiền tiêu vặt hằng ngày, hàng tuần và đề nghỉ chúng sử dụng hợp lý.  

Nếu các em muốn mua một thứ gì đó quả khả năng chi tiêu của mình, hãy khuyến khích trẻ tích lũy tiền để mua sắm chúng. Đừng quên thúc đẩy trẻ tiết kiệm bằng việc hỗ trợ thêm một khoản tiền để giúp chúng mua sản phẩm.  

Hình thức đào tạo về ngân sách này sẽ hình thành cho con bạn thói quen không lãng phí tiền bạc và tôn trọng giá trị của nó. 

>> Xem thêm: Đồ chơi bàn vẽ tranh cát nghệ thuật cho trẻ em

  • Cách mua sắm thông minh

Kỹ năng mua sắm thông minh

Hướng dẫn trẻ cách mua sắm thông minh bằng cách đưa chúng đi cùng khi đi mua hàng, chỉ dẫn các món đồ vật cần mua, so sánh giá cả món đồ và khả năng số tiền mình có. 

  • Tham gia thực hiện nấu các món ăn đơn giản 

Ngay từ khi còn nhỏ, bố mẹ hãy cho trẻ được tham gia vào quá trình nấu ăn từ những việc đơn giản, phân biệt các loại gia vị và dần tập cho trẻ làm quen với công việc nấu nướng, nấu các món ăn đơn giản. 

Đảm bảo rằng khi ở độ tuổi 15-18 tuổi, chúng sẽ có thể tự nấu ăn cho bản thân hoặc chuẩn bị một bữa ăn cho cả gia đình.  

  • Tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường 

Thấm nhuần tầm quan trọng của môi trường và sự phát triển bền vững của cây xanh từ khi còn nhỏ sẽ làm trẻ yêu hành tinh hơn. 

Dạy trẻ ý nghĩa của việc bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường và các công việc thực hành tạo thói quen thân thiện với môi trường bằng cách thay đổi các lối sống nhỏ tại nhà như giữ vệ sinh sạch sẽ, không xả rác bữa bãi, trồng cây xanh… 

  • Hoàn thành nhiệm vụ một cách độc lập

Hãy để trẻ em tự làm những công việc của chúng.  

Tự mặc quần áo, tắm rửa, đóng cặp sách vở đi học, dọn giường và thậm chí là tự dọn đồ ăn trưa… sẽ giúp trẻ học được cách làm việc độc lập mà không cần chờ đợi vào sự giúp đỡ.  

Dĩ nhiên bố mẹ có thể làm cho nhiệm vụ thú vị hơn bằng cách theo sát chúng và sẳn sàng hướng dẫn, hỗ trợ khi cần. 

  • Cách tương tác với mọi người 

Dạy trẻ cách tương tác với những người xung quanh, những quy tắc chào hỏi lễ phép cơ bản, tập tham gia vào các cuộc đối thoại với mọi người, cách kết bạn và thân thiện… sẽ giúp trẻ thích ứng với môi trường sống nhanh chóng hơn. 

Quan trọng là bố mẹ cần dạy các con phân biệt được đâu là người lạ tốt và đâu là người lạ xấu, cách tương tác tiếp khi gặp những người này. 

  • Dọn dẹp và các công việc giúp đỡ gia đình 

Cho trẻ tham gia vào các công việc gia đình theo tùy độ tuổi như quét nhà, lau dọn nhà cửa, nhặt rau, rửa bát, giặt là quần áo….  

Đặc biệt dạy trẻ cách sử dụng các loại thiết bị, đồ dùng trong nhà để trẻ làm quen và dễ dàng thực hiện các công việc. 

Bố mẹ có thể khuyến khích trẻ làm việc tích cực hơn bằng việc trả thù lao cho mỗi công việc bé thực hiện.  

  • Cách định vị vị trí và ghi nhớ các cung đường quen thuộc 

Kỹ năng vị tríKỹ năng sống cực quan trọng cho trẻ từ khi còn nhỏ đó là các định vị vị trí và ghi nhớ các cung đường quen thuộc như đường về nhà, đường đến trường và các đoạn đường xung quanh nơi mình sống.  

Đặc biệt ghi nhớ họ tên bố mẹ, mô tả sơ lược căn nhà, đặc điểm nhận dạng nơi ở hay tên cô gì chú bác hàng xóm để có thể nhờ sự giúp đỡ của người lớn khi không may bị lạc đường. 

  • Nhìn tình huống từ gốc độ người khác

Khi trẻ em gặp phải hay chứng kiến một vấn đề nào đó, hãy khuyến khích chúng nhìn vào tình huống ở một khía cạnh khác, đặt mình vào vị trí của người khác để có những góc đánh giá khác nhau. 

Điều này làm tăng khả năng giải quyết vấn đề và mức độ hiểu những người xung quanh của trẻ. 

  • Khả năng phục hồi và khả năng thích ứng  

Một kỹ năng quan trọng khác là dạy trẻ cách kiên cường.  

Hãy trao quyền cho trẻ tự giải quyết các vấn đề của chúng gặp phải để học cách sẵn sàng đối mặt và đương đầu với các khó khăn. Trẻ em cần phải học các phục hồi để thích ứng với những thay đổi khác nhau và môi trường khác nhau. 

Dĩ nhiên, bố mẹ phải đảm bảo rằng luôn là một kênh giao tiếp cởi mở để hiểu những gì con đang trải qua và cho lời khuyên, giúp đỡ trẻ khi cần thiết. 

Các kỹ năng sống phân theo theo từng độ tuổi 

Ở mỗi độ tuổi, trẻ em cần tiếp xúc với những kỹ năng sống khác nhau và tích lũy dần, hoàn thiện bản thân trước khi bước vào cuộc sống. 

Dưới đây là các kỹ năng sống dành cho trẻ em theo từng độ tuổi và tâm sinh lý, thể chất của trẻ. 

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non (từ 2 – 6 tuổi) 

  • Vệ sinh cá nhân: rửa mặt, tay, chân, chải buộc tóc, đánh răng… 
  • Tự cởi và mặc quần áo, tắm rửa một mình. 
  • Dọn dẹp đồ chơi, bàn học cá nhân. 
  • Có thể chơi một mình một cách an toàn trong khoảng thời gian và không gian nhất định. 
  • Tiếp xúc với bộ môn thể thao, nghệ thuật như múa, hát, bơi lội… 
  • Ghi nhớ các thông tin của bản thân, bố mẹ, địa chỉ nhà và số điện thoại. 
  • Tự ăn cơm và dọn dẹp chén bát 
  • Tiếp xúc với tiền, kiếm tiền 
  • Tìm hiểu về các đồ vật nguy hiểm trong nhà: điện, dao, lửa… 

Kỹ năng sống cho trẻ tiểu học (từ 7 – 11 tuổi) 

  • Vệ sinh, lau dọn nhà cửa dưới sự dám sát của người lớn 
  • Học cách đi xe đạp 
  • Tìm hiểu các nhóm thực phẩm cơ bản và thói quen dinh dưỡng tốt 
  • Làm quen với các công cụ nấu ăn, đo lường và nấu các món ăn cơ bản 
  • Phân loại quần áo sạch bẩn và để đúng nơi quy định. 
  • Học một môn học kỹ năng: thể thao, nghệ thuật, bơi lội… 
  • Quản lý tiền: kiếm tiền, cân đối chi tiêu, tiết kiệm tiền… 
  • Bắt đầu dạy các kỹ năng quản lý thời gian, thời hạn công việc: học, chơi, ăn, ngủ…. 
  • Gấp chăn gọn gàng, vệ sinh dọn dẹp phỏng ngủ 
  • Thực hiện mua sắm, so sánh chất lượng và giá cả 
  • Biết các quy trình sơ cứu khẩn cấp cơ bản 
  • Hiểu việc sử dụng thuốc và mức độ nghiêm trọng của việc lạm dụng thuốc 
  • Có kiến thức về phòng chống đuối nước, tai nạn, hỏa hoạn… 

Kỹ năng sống cho tuổi thanh thiếu niên THCS và THPT (11 – 18 tuổi) 

  • Học sửa chữa điện cơ bản 
  • Thực hiện khâu vá đơn giản 
  • Thực hiện sơ cứu cơ bản và hô hấp nhân tạo 
  • Quản lý thời gian (có thể quản lý cả ngày hoạt động / bài tập) 
  • Quản lý tiền: Khái niệm cơ bản về ngân sách, Từ thiện, Kế hoạch chi tiêu, Tiết kiệm mua ô tô, Tiết kiệm tiền, Quỹ khẩn cấp 
  • Có kinh nghiệm làm việc (được trả lương hoặc không được trả lương) với trách nhiệm và giờ giấc quy định. 
  • Lên kế hoạch và thực hiện cho các bữa ăn cân bằng, bao gồm cả việc mua sắm và nấu nướng 
  • Vượt qua bài kiểm tra lái xe 
  • Có hiểu biết về sức khỏe sinh sản, sơ cứu khẩn cấp, kỹ năng sinh tồn… 
  • Học võ tự vệ nếu có thể 

Trên đây là tầm quan trọng của kỹ năng sống và những kỹ năng cần thiết dành cho trẻ trước khi bước vào cuộc sống. Hãy yêu thương con của mình đúng cách nhé các bạn! 

Nếu bạn có nhu cầu tư vấn đầu tư thiết kế khu vui chơi, đừng quên liên hệ SkyNext để được hỗ trợ nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

08 8886 8880
icons8-exercise-96 chat-active-icon
chat-active-icon